“Hệ thống nuôi tôm thông minh”

Anh Đào Phước Xoàn với máy cho tôm ăn được người nuôi tôm đánh giá cao.

Anh Đào Phước Xoàn với máy cho tôm ăn được người nuôi tôm đánh giá cao.

Hệ thống nuôi tôm thông minh” của anh Đào Phước Xoàn (30 tuổi), giáo viên môn Tin học – Trường Tiểu học xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú xuất phát từ câu chuyện anh thường xuyên bị “lệch múi giờ” chạy quạt và cho tôm ăn vì trùng với thời gian đi dạy học, khiến giờ giấc chăm sóc tôm không đảm bảo.

“Ban đầu, tôi chỉ nghĩ ra chuyện cài đặt bộ hẹn giờ chạy máy quạt. Sau đó, cảm thấy vào mùa mưa mà ra rải vôi cho ao cũng bất tiện, nên tôi thiết kế máy rải vôi để sẵn. Rải vôi thấy cũng ổn, tôi nảy sinh ý định để thức ăn cho máy phun thử. Hồi đầu, máy phun 1 lần/ngày. Sau khi sử dụng, tôi thấy cũng còn bất tiện nên tôi cài thêm bộ hẹn giờ, cứ đến giờ thì máy tự cho tôm ăn” – anh Xoàn kể. Chưa dừng lại ở đó, anh Xoàn nghĩ thêm cách để hạn chế thức ăn dư thừa bằng cách cho ăn ít nhưng nhiều lần, giúp tôm ăn đều, ăn hết mà không bị dư thức ăn.

Hồi đầu không ai tin, vậy mà anh dùng máy nuôi tôm trúng 8 vụ liên tục. Lúc này nhiều người mới chịu tin, đồng ý lắp máy. Phong trào sử dụng hệ thống máy nuôi tôm thông minh đang phát triển mạnh trong và ngoài tỉnh. Anh Nguyễn Minh Nhựt, xã An Qui đã sử dụng 3 máy cho tôm ăn của anh Phước Xoàn được 2, 3 vụ nuôi. Anh Phước nhận định: “Máy cho tôm ăn rất tiện lợi cho người nuôi, cho tôm ăn đều, lượng thức ăn không có dư. Sử dụng máy cho tôm ăn có cái lợi là chạy quạt được suốt vừa giúp tôm có đủ oxy, vừa hạn chế mầm bệnh”.

Thời gian đầu, máy được thiết kế cồng kềnh, nặng nề. Dần dần, anh Xoàn cải thiện nhỏ gọn, nhẹ nhàng hơn, thuận lợi trong việc di chuyển. Hiện nay, mặc dù máy đã có nhiều ưu điểm hơn, nhưng anh vẫn luôn hỏi thăm người sử dụng máy để tiếp tục cải tiến. Để giúp tôm ăn đều, người nuôi có thể sử dụng máy cho ăn giữa ao và máy cho ăn gần bờ. Ý tưởng này là do kinh nghiệm nuôi tôm của anh cho thấy, trong quá trình nuôi, tôm phân đàn, có những con nhỏ hơn chỉ ăn trong bờ. Cách này giúp tôm trong ao lớn đều.

Thời gian nuôi tôm rút ngắn do có thể cho tôm ăn ngày và đêm. Cách 6 phút, máy phun thức ăn 3-4 giây. Tỷ lệ phun từ 50 gam đến 150 gam/giây, tùy vào sự hiệu chỉnh lượng thức ăn. Khoảng cách phun của máy từ 4 – 20 m. Giai đoạn tôm còn nhỏ, người nuôi có thể chỉnh 20 phút cho ăn 1 giây; 30 ngày tuổi cách 19 phút cho ăn 1 giây, 10 ngày thì cách 10 phút cho ăn 2 giây. Đến giai đoạn bắt nhá được thì canh hiệu chỉnh máy theo lượng thức ăn tôm ăn hết trong nhá.

Câu chuyện khởi nghiệp của anh Xoàn đang gặp những khó khăn phát sinh là thị trường có nhiều kiểu hàng nhái, máy xài không ổn định, mau hư. Được nhiều người nuôi phản ánh, để đảm bảo nhãn hiệu Phước Xoàn, anh đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Sở Khoa học và Công nghệ.

Giá bán máy cho tôm ăn Phước Xoàn hiện trên dưới 3 triệu đồng/máy (tùy theo máy dung tích lớn, nhỏ). Riêng 6 tháng đầu năm tiêu thụ 1.200 máy, tăng gấp đôi so với năm 2018. Hiện nay, cơ sở sản xuất của anh Phước Xoàn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động tại địa phương. Anh đang phát triển thị trường trên các trang Sendo, Lazada, Tiki… đồng thời với tập trung mở hệ thống ở các huyện nuôi tôm trong tỉnh.

Cùng với phát triển thị trường, anh kết hợp xây dựng hệ thống ao nuôi tôm theo hướng hữu cơ với 4 ao gồm ao vèo, thương phẩm, ao cá, ao lắng. Ý tưởng này nhằm định hướng sản xuất tôm thẻ chân trắng trên địa bàn chuyển dịch theo hướng hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, giải quyết đầu ra ổn định cho con tôm.

Bài, ảnh: Nhiên Luận

Nguồn: báo Đồng Khởi.

Ông Phan Văn Mãi phát biểu tại “Bàn tròn khởi nghiệp” lần thứ 4 năm 2019 Khuyến khích khởi nghiệp theo đội, nhóm.

Ngày 17-7-2019, Hội đồng Tư vấn khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp tỉnh (Hội đồng) đã tổ chức chương trình bàn tròn khởi nghiệp lần thứ 4, tại Yeah 1TV (Tỉnh Đoàn cũ). Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Chủ tịch Hội đồng Phan Văn Mãi đến dự.

Ông Phan Văn Mãi phát biểu chỉ đạo tại Bàn tròn khởi nghiệp lần 4- năm 2019

Hình 1. Ông Phan Văn Mãi phát biểu chỉ đạo tại Bàn tròn khởi nghiệp lần 4- năm 2019

Chương trình thu hút khoảng 60 doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp (KN), dự án KN trên địa bàn tỉnh tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến cho chương trình KN. Hầu hết các DN cho rằng, các lớp tập huấn, các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm đều rất bổ ích trong quá trình KN và đề xuất thêm nhiều khóa đào tạo về thuế, kế toán, kỹ năng bán hàng…

Hình 2. Đại diện DN khởi nghiệp trao đổi ý kiến với lãnh đạo

Dịp này, ông Phan Văn Mãi đã điểm lại những kết quả nổi bật đạt được, mặt thuận lợi, khó khăn, hạn chế của Chương trình Đồng khởi KN và phát triển DN trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng qua kết quả đó cho thấy, tỷ lệ dự án KN đổi mới sáng tạo (ĐMST) ít hơn so với KN thông thường. Vì vậy, năm 2019 và những năm tiếp theo, Chương trình sẽ tập trung nhiều cho KN ĐMST. KN cần nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới, cạnh tranh với thế giới; kết nối đội, nhóm cùng KN, vươn xa và tiếp cận tư vấn. KNĐMST dựa trên tài nguyên hiện có ở Bến Tre nhưng phải bằng cách làm mới, có mô hình kinh doanh tốt.

Ông Phan Văn Mãi phát biểu góp ý tại Bàn tròn khởi nghiệp lần thứ 4 năm 2019

“Ý tưởng KN, sản phẩm KN phải xuất phát từ nhu cầu cộng đồng, nhu cầu cuộc sống chứ không thể chỉ xuất phát từ cái sẵn có. Sản phẩm KN phải có tính mới, đặc sắc, độc đáo hơn những sản phẩm đã và đang có. Sản phẩm đã “chiến” rồi thì mô hình kinh doanh phải “chiến” hơn. Ngay thời gian đầu KN, người KN phải có tư duy KN toàn cầu, chuẩn hóa các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, giá thành cạnh tranh” – ông Phan Văn Mãi lưu ý.

Nguồn: Báo Đồng Khởi -Tin: Nhiên Luận


———Máy Nuôi Trồng Phước Xoàn———–

Mọi chi tiết thắc mắc về máy vui lòng liên hệ:

CƠ SỞ MÁY NUÔI TRỒNG

Mr. Xoàn -097 875 24 93

Email : Daophuocxoan@gmail.com

Địa chỉ : 85/5 An Thạnh- Thạnh Phú- Bến Tre

Fanpage facebook :https://www.facebook.com/maychotomanPhuocXoan/?modal=admin_todo_tour

Link youtube: Xoàn Đào Phước

Website: www.phuocxoan.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


Dự án ươm tạo khởi nghiệp du lịch tỉnh Bến Tre- 2019


Câu cua biển, thú vui thời thượng!

Với đồ nghề là chiếc cần câu không lưỡi, hộp nhựa đựng vài con cá ương, chiếc vợt lưới nhỏ và cái vỏ tre (hay lưới) đựng “chiến lợi phẩm” là có thể đi săn cua biển – một thú vui thời thượng hiện đang được nhiều người ưa thích…

Vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ, Tết, ở những vùng cửa biển ngập mặn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như: Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri (Bến Tre) …, có nhiều nhóm tổ chức đi câu cua biển. Thú vui này hiện đang rất hot đối với du khách thành thị, Việt kiều, đồng thời cũng là nghề mưu sinh của dân nghèo tại vùng quê…

Nếu đồ nghề câu cá phong phú, lỉnh kỉnh ít nhất từ 5 – 6 bộ lưỡi câu, cần cũng có năm bảy loại: cần trúc, cần cac-bon… có thể thu ngắn, kéo dài tùy thích thì mồi câu cá cũng rất đa dạng như cám, mẻ khô (mẻ nước trộn với cơm thiu), dế, trùn… cho mỗi loại cá riêng biệt…thì đồ nghề câu cua đơn giản đến bất ngờ. Chỉ cần chiếc cần câu không lưỡi, một cái vợt lưới và chiếc bọc đựng vài con cá chết ( càng ươn thói càng tốt) thế là lên đường.

Cua con được sinh sản ngoài cửa biển rồi theo con nước, cua lần vào các sông, rạch thuộc vùng nước lợ, mặn của các huyện vùng cửa biển ĐBSCL nên lúc nào cũng có cua để bắt.

 Hiện câu cua “xả stress” đang trở thành thú vui thời thượng. Phong trào câu cua biển vừa giải trí, vừa thưởng thức tại chỗ bắt đầu “lên ngôi” và trở thành thú chơi của dân thị thành.

Thú vui này bắt đầu từ những người có quê thuộc các vùng có cửa biển, nhưng làm ăn sinh sống ở thành thị. Ban đầu, chỉ là vài nhóm bạn nhỏ nhân dịp cuối tuần về quê chơi, bày trò câu cua giải trí.

Thấy trò giải trí hay hay, lại được dịp thưởng thức chiến lợi phẩm nên nhiều người rỉ tai nhau về thú chơi mới. Còn gì bằng sau khi “săn” được con “tám cẳng hai càng”, đưa ngay vào đống lửa đang đỏ rực nướng xèo xèo năm ba phút, làm “sương sương vài ba xị” giữa phong cảnh hữu tình có cái nắng, cái gió của vùng biển quê nhà!

Khu du lịch sinh thái Phước Xoàn

TOUR DU LỊCH THẠNH PHÚ – BA TRI THUỘC TỈNH BẾN TRE

Hiện nay, nhu cầu đi du lịch của du khách ngày một đa dạng và phong phú hơn. Chính vì vậy mà bên cạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hay dã ngoại thì nhu cầu đi khám phá những kiến thức về văn hóa, lịch sử và tâm linh ngày càng có sức thu hút đối với du khách. Có thể nói đây là một trong những tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn cần phải được khai thác và phát huy. Và ngày hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các khu di tích lịch sử Bến Tre .

Bạn đã từng ngồi trên những chiếc thuyền lớn, một lần thả hồn với sông nước, một lần tự tay câu hải sản trên thuyền chưa? Nếu chưa, hãy đến với con sông Băng Cung-một nhánh của sông Hàm Luông, nơi những người dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, họ làm việc và sinh sống trên chiếc thuyền.

Trên chiếc thuyền ấy, sẽ đưa bạn đến với vùng đất Ba Tri. Đến đó bạn có thể đến thăm những khu di tích sau:

1.Di tích mộ Võ Trường Toản: nằm ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạch cách thị trấn Ba Tri 12 km. Đây là khu di tích cấp quốc gia được Bộ văn hóa thông tin công nhận vào ngày 24/1/1998.

2.Di tích mộ và khu tưởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu nằm ở ấp Giồng Cụt, xã An Đức, huyện Ba Tri, cách trung tâm thị trấn Ba Tri 2 km về phía nam. Trong khu di tích còncó mộ bà Lê Thị Điền – Vợ và mộ bà Sương Nguyệt Anh – Con gái của cụ. Di tích được Bộ văn hóa thông tin thể thao và du lịch(Nay là Bộ văn hóa thể thao và du lịch) công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 27/2/1990. Du lịch miền Tây  về Bến Tre du khách đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đây là một trong những điểm tham quan hấp dẫn tại Bến Tre khơi gợi lại niềm tự hào dân tộc đối với một nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc, người công dân, chiến sĩ yêu nước… Đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.

 Đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972

Đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu

3.Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ: là ngôi đình lớn nhất ở Bến Tre nằm ở ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Đây là một công trình mỹ thuật độc đáo có giá trị cao, được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 7/1/1993

4. Ngoài khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu ở thị trấn Ba Tri, tại xã Bảo Thạnh ven biển còn có khu mộ của đại thần Phan Thanh Giản, một nhân vật lịch sử triều Nguyễn gây nhiều tranh luận cho hậu thế (1796 – 1867): vị tiến sĩ khai khoa của Nam kỳ lục tỉnh. Theo đường nhỏ quanh co qua nhiều khúc rẽ, từ thị trấn Ba Tri đi khoảng 8 km dọc theo đường đê bao, chúng tôi đến khu mộ Phan Thanh Giản tọa lạc tại ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh. Mặc dù hiện tại khu mộ được chính quyền quan tâm chỉnh trang khá khang trang với đền thờ và hệ thống tường rào bao quanh, nhưng do hẻo lánh xa xôi, cùng với những định kiến về lịch sử, nên rất ít người biết tới khu mộ.

 Mặc dù hiện tại khu mộ được chính quyền quan tâm chỉnh trang khá khang trang với đền thờ và hệ thống tường rào bao quanh, nhưng do hẻo lánh xa xôi, cùng với những định kiến về lịch sử, nên rất ít người biết tới khu mộ
Khu mộ đại thần Phan Thanh Giản

5.Sân chim Vàm Hồ: nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai, thuộc địa phận xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, có diện tích 68 ha. Do điều kiện tự nhiên và môi trường phù hợp nên nơi đây đã tụ hợp hàng vạn các thể chim, cò, thú hoang dã cùng rừng chà là và thảm thực vật phong phú. Đây là địa điểm du lịch sinh thái đặc sắc và hấp dẫn. Đến đây bạn sẽ được tự tay bắt và nướng cá, một bửa cơm đậm vị quê hương, sau đó lại được tự tay làm bánh rau mơ. Những trò chơi dân gian hấp dẫn. Hay những phút tĩnh lặng ngồi nghe chim hót vang cả đất trời.

 Hay những phút tĩnh lặng ngồi nghe chim hót vang cả đất trời

Từ Ba Tri, bạn có thể dọc về với huyện Thạnh Phú- nơi của các làng nghề thủ công và thủy sản. Chúng ta cùng đi từng điểm tham quan nào:


Riêng với các du khách yêuthích du lịch khám phá, nhất là các  Bến Tre mang tính lịch sử, thì khi đến Thạnh Phú, khó lòng bỏ qua di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ Huỳnh Phủ: ngôi nhà cổ đẹp, bề thế của gia tộc họ Huỳnh. Dẫu trải qua hàng trăm năm với bao cuộc bể dâu, ngôi nhà vẫn còn mang trong nó nét đặc sắc của nhà cổ đồng bằng và cái lộng lẫy của gia chủ một thời sung túc, đólà ngôi nhà cổ Hương Liêm. Nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) là một công trình kiến trúc điêu khắc gỗ rất độc đáo,hiện nội thất còn bảo tồn gần như nguyên vẹn. Ngôi nhà tọa lạc tại xã Đại Điền,huyện Thạnh Phú được xây dựng cách nay hơn 100 năm do ông Huỳnh Ngọc Khiêm(1843 – 1927) làm nên. Đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia bằng Quyết định số 1251/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 4 năm 2011.

 Đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia bằng Quyết định số 1251/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 4 năm 2011

2. Thăm bia lưu niệm nơi làm lễ xuất quân của “Tiểu đoàn 307” thời kháng Pháp. Ngày 4/7/2018, tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Tiểu đoàn 307, tiểu đoàn 310 và đón nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nơi xuất quân tiểu đoàn 307 tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú.

3

3. Rời Đại Điền, đến Hòa Lợi du khách tham quan làng nghề truyền thống sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu xi-măng, nghề ở đây “Cha truyền con nối” và sản phẩm này cũng được tiêu thụ tại địa phương, một số tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia.

4.Trở ra Quốc lộ 57, trên đường đến trung tâm huyện Thạnh Phú, du khách ghé Mỹ Hưng tham quan nghề chằm nón tại Cơ sở chằm nón lá Huế, ở xã Mỹ Hưng. Nghề này do anh Trần Công Thành ở ấp Thạnh Hưng gầy dựng.

5.Không những tham quan nghề đúc lu, chằm nón, mà du khách còn được hướng dẫn đến xem nghề bó chổi bằng cọng dừa nổi tiếng ở Mỹ An, một nghề “làm chơi mà ăn thiệt”.

Ngoài ra, bạn có thể đến xã An Qui để trải nghiệm cùng người dân nuôi tôm hữu cơ. Hái và thưởng thức trái cây tại vườn.

 Hái và thưởng thức trái cây tại vườn

Hái trái cây miệt vườn 

Nuôi tôm hữu cơ cùng người dân

Nuôi tôm hữu cơ cùng người dân


Bến Tre, ngoài những trái dừa to nước ngọt thì chẻ dừa nước cũng là một trải nghiệm đầy thú vị cho khách du lịch.

Bến Tre, ngoài những trái dừa to nước ngọt thì chẻ dừa nước cũng là một trải nghiệm đầy thú vị cho khách du lịch

Về với sông nước, quý khách hãy một lần trải nghiệm ngủ tại nhà dân, ngắm những cánh cò trắng xóa mỗi khi chập tối. Có khi đúng mùa lại được cùng người dân đi soi ba khía hội, cảnh những con ba khía khắp nơi, hái bần chắc chắn sẽ làm bạn ngỡ ngàng và đầy thú vị.

 Có khi đúng mùa lại được cùng người dân đi soi ba khía hội, cảnh những con ba khía khắp nơi, hái bần chắc chắn sẽ làm bạn ngỡ ngàng và đầy thú vị

Đến đây bạn không thể không tìm đến thủy hải sản nhưng ở đâu mới tìm được đồ ngon, mới tìm được nơi mua uy tín mà giá cả phải chăng? Mách bạn nhé,muốn ăn thủy sản ngon mà chất lượng thì không thể bỏ qua “Vựa thủy sản Phước Xoàn”, chuyên cung cấp tôm cua và chế biến nếu bạn muốn thưởng thức tại chỗ.Cắn một miếng tôm hấp bia thơm ngọt, thử một miếng cua rang me đậm vị, húp một ngụm lẩu hải sản cay nồng. Khẳng định bạn sẽ phải xuýt xoa với tay nghề chị chủ ngay thôi. Hoặc có thể mua đem về làm quà thưởng thức cho gia đình và bạn bè.

 Hoặc có thể mua đem về làm quà thưởng thức cho gia đình và bạn bè

Trong thời gian chờ đợi những món ăn từ thủy sản bạn có thể đến tham quan “Cơ sở sản xuất máy cho tôm ăn Phước Xoàn” đã đạt giải nhất cuộc thi ” Dự án khởi nghiệp tỉnh Bến Tre”

Hẳn là du khách yêu, đã có dịp đi du lịch biển nhiều nơi, đều cảm nhận ít nhiều từng vùng biển đều sở hữu những dấu ấn riêng. Đến với biển Thạnh Phú cũng thế, du khách cũng sẽ thấy, Biển Thạnh Phú có một điểm thú vị khác khác biệt là, kế biển còn có các cánh đồng phì nhiêu và các khu rừng ngập mặn hoang sơ. Du khách đến với Thạnh Phú, không chỉ được thỏa thích tắm biển biển mà còn được khám phá nhiều nét độc đáo của xứ dừa Bến Tre. Biển Thạnh Phú rất hiền hòa, sạch và an toàn. Tuy không có cát trắng – nắng vàng như các biển ở miền Trung, nhưng biển Thạnh Phú có những hạt cát đậm màu phù sa của Tây Nam Bộ. Dọc bãi biển, du khách có thể cắm các dù và ghế ngồi thư giãn, hóng gió biển, ngắm nhìn các đứa trẻ xây lâu đài trên cát và thưởng thức các món ăn hải sản tươi sống do các ngư dân vừa đánh bắt vào.

 Dọc bãi biển, du khách có thể cắm các dù và ghế ngồi thư giãn, hóng gió biển, ngắm nhìn các đứa trẻ xây lâu đài trên cát và thưởng thức các món ăn hải sản tươi sống do các ngư dân vừa đánh bắt vào
Bãi biển Cồn Bửng


Tại đây còn lưu lại bộ xương sống của cá Ông. Cũng giống như một số địa phương có biển khác, sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa các xã vùng biển.

 Cũng giống như một số địa phương có biển khác, sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa các xã vùng biển
Lễ hội Nghinh ông biển Cồn Bửng

Lễ hội Nghinh ông biển Cồn Bửng


Tìm hiểu và khám phá xong tại cồn Bửng, du khách đến xã Thạnh Phong, tại đây lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã ghi lại hai lần bộ đội Miền Nam vượt biển từ xã Thạnh Phong ra miền Bắc xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Đầu cầu tiếp nhận vũ khí tại xã Thạnh Phong gồm có Vàm Khâu Băng, cồn Bửng (hiện nay thuộc xã Thạnh Hải), cồn Lợi, cồn Lớn, địa điểm di tích này du khách trong và ngoài tỉnh có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Tại vùng đất này, du khách còn khám phá “rừng ngặp mặn Thạnh Phú”, nằm trong quần thể vùng bưng trũng.

 Tại vùng đất này, du khách còn khám phá "rừng ngặp mặn Thạnh Phú", nằm trong quần thể vùng bưng trũng

Kết thúc chuyến hành trình nối liền hai huyện của Bến Tre là Thạnh Phú và Ba Tri. Chuyến đi chắc hẳn sẽ để lại  nhiều kỉ niệm đẹp khó quên trong lòng mỗi du khách.

Chúc các bạn có một hành trình vui vẻ !^-^